Đào tạo nhân viên phát triển để xây dựng tổ chức, doanh nghiệp đạt được những thành quả xuất sắc.

01-02-2024

Đào tạo nhân viên để đáp ứng nguyện vọng ‘‘Tôi muốn phát triển”

Nếu tại buổi phỏng vấn, ứng viên nói là ‘‘Tôi muốn phát triển” thì hỗ trợ đào tạo nhân viên đó như thế nào?

Cảm ơn mọi người đã luôn đồng hành và hỗ trợ. Tôi là Kawamura đến từ Viện kỹ năng GOEN.

Trong blog này, tôi muốn gửi đến mọi người câu chuyện hữu ích để xây dựng một tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam với chủ đề “Cách đào tạo nhân viên và xây dựng tổ chức, doanh nghiệp đạt được những thành quả xuất sắc bằng nguồn nhân lực hiện hữu’’. 

Vol 7 chúng tôi sẽ nói về việc “Phát triển thông qua các buổi phỏng vấn”.

Nhân viên X đã rất hào hứng khi làm việc tại công ty và muốn được đào tạo để “muốn phát triển”.

Lần này, câu chuyện kể về một khách hàng tại GoEn (Công ty A) có cơ sở sản xuất ở phía Bắc đang tuyển dụng Trưởng nhóm tổng vụ. Thông qua blog này, chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện thực tế mang tính giáo dục rất cao để anh chị suy nghĩ về  “Phát triển trong công ty là gì” .

Công ty A đã quyết định tuyển dụng Trưởng nhóm Tổng vụ nhằm mở rộng kinh doanh.

Trong buổi phỏng vấn,  có một ứng viên trẻ tuổi X với khoảng 2-3 năm kinh nghiệm. Tuy không có nhiều kinh nghiệm về Tổng vụ nhưng lúc phỏng vấn đã rất nhiệt tình thể hiện rằng “tôi muốn phát triển và tôi sẽ cố gắng hết sức”. Công ty A rất ấn tượng và quyết định nhận ứng viên X.

Sau đó, chuyện gì đã xảy ra với ứng viên X này?

đào tạo nhân viên phát triển
đào tạo nhân viên phát triển

1. Định nghĩa về phát triển trong đào tạo nhân viên

Lý do nghỉ việc = có quá nhiều việc không thể hoàn thành.

Thật tiếc là ứng viên X đã quyết định xin nghỉ trong thời gian thử việc tại công ty. 

Khi được hỏi về lý do, X đã trả lời rằng “Vì công việc khó hơn tưởng tượng nhiều quá nên em nghĩ bản thân không đủ khả năng hoàn thành”.

Sau khi nghe được, dù người phụ trách đã gợi nhắc “Công ty đang cố gắng đào tạo” và “Lúc phỏng vấn em đã nói là muốn phát triển mà? Sao bỏ cuộc sớm vậy?’’ nhưng X vẫn nghỉ việc và trả lời rằng “Quá nhiều việc không thể làm thì thật sự khó quá anh à, em chỉ muốn làm những việc mà em có thể làm thôi’’. 

“Phát triển là gì?”   

“Phát triển” là  “làm được những việc mà mình không thể làm.’’ 

Tôi biết là những độc giả của email này, dù ít hay nhiều cũng đã từng có những trải nghiệm giống như thế này đúng không? Bản thân tôi cũng đã có những trải nghiệm này. 

Có 03 bài học được rút ra qua câu chuyện thực tế này. 

  1. Thứ nhất “phát triển là gì?”,
  2. Thứ hai là “những điều kiện cần để phát triển’’ 
  3. Cuối cùng là “làm thế nào để phát triển khi làm việc tại công ty”. 

Đầu tiên, cùng làm rõ “phát triển là gì?’’.

Nói một cách đơn giản thì phát triển là một người có thể làm được những việc mà trước đây mình không thể làm được.

Tôi biết sẽ có rất nhiều anh chị cho rằng “đó là điều đương nhiên mà?’’. Tuy nhiên, thực tế sau khi vào công ty thì có rất ít  người có thể duy trì việc phát triển này. Sở dĩ như vậy là vì định nghĩa “phát triển’ của đa số nhân viên Việt Nam bị lệch so với định nghĩa “phát triển’’ được chia sẻ bên trên.

Những nhân viên Việt Nam thông thường có xu hướng nghĩ rằng “phát triển’’ là chỉ cần hoàn thành Input

Bản thân tôi trong quá trình thử nghiệm cũng nhận thấy rằng nhân viên Việt Nam thông thường đều nghĩ rằng “phát triển’’ là “biết những việc mà mình không biết’’ hay là “hiểu những điều mà bản thân chưa hiểu’’.

Nếu nghĩ theo hướng mở rộng hơn của những kiến thức mà bạn được học ở trường thì định nghĩa đó sẽ áp dụng được cho tất cả các công ty.

Nói một cách đơn giản, định nghĩa này gọi là Input. Input về cơ bản là một tính chất rất thú vị trong cuộc sống của chúng ta. Vì nó thỏa mãn được khao khát tri thức trong mỗi người.

2. “Đào tạo nhân viên cần chú ý những điều kiện gì để phát triển’’  

Khi đào tạo nhân viên, để phát triển theo như mong muốn của công ty thì họ cần phải vượt qua được những áp lực.

Thế nhưng,  “phát triển’’ mà công ty yêu cầu trên hết là việc tạo Output. Từ những Input ban đầu, tạo ra Output thông qua quá trình biến “những điều không thể” thành “những điều có thể”. Đây mới là “phát triển” mà công ty cần.

Quá trình này chắc chắn sẽ có những áp lực với mỗi người. 

Ví dụ  “Tôi hiểu được kỳ vọng từ cấp trên và sắp tới deadline rồi. Nhưng mà tôi vẫn chưa hoàn thành xong thì phải làm sao đây?”.

Thông thường thì áp lực là điều cần phải tránh. Tuy nhiên nếu muốn phát triển thì áp lực là điều không thể tránh khỏi và nếu bạn vượt qua nó, bạn đã làm được rồi đó phát triển đang chờ đợi bạn phía trước.  “Làm thế nào để phát triển khi làm việc tại công ty”

Đó là cách tạo cho nhân viên những áp lực thích hợp bằng cách đặt họ vào “vùng thử thách”.

Nếu áp lực quá lớn, chắc chắn sẽ khiến cho bản thân người đó dễ từ bỏ.

Để giúp nhân viên phát triển thì, dù cấp dưới nghĩ rằng họ không làm được tại thời điểm đó nhưng vai trò của một cấp trên là phải giao cho họ những nhiệm vụ ở mức độ 105 ~ 110% =  mức độ mà nhân viên nghĩ rằng họ có thể làm được nếu như cố gắng hết sức.

Đây được gọi là công việc nằm trong “Vùng thử thách”.

Ví dụ:  một nhà hàng Nhật nọ, để nhân viên có thể tiếp đãi khách được chu đáo thì họ đã rất nỗ lực chia nhỏ quá trình phục vụ thành 15 bước. Bằng cách đó thì nhân viên có thể nhìn nhận trực quan được mình đã làm tốt những gì và chưa tốt những gì.

Ngoài ra, một công ty Nhật kinh doanh về mảng sản xuất, cấp trên đã liệt kê ra những việc mà công ty mong muốn nhân viên mới đạt được trong 01 tháng đầu tiên, cũng như xây dựng hệ thống kiểm tra kết quả và đưa ra chỉ đạo mỗi ngày.

Hơn thế nữa, một công ty Nhật Bản về lĩnh vực IT đã áp dụng trao đổi 1:1 định kỳ như một phần cơ chế vận hành công ty. Cấp dưới có thể dựa vào buổi trao đổi với cấp trên để rút ra được bài học cho bản thân và tiếp tục nỗ lực để phát triển. 

Sau khi chứng kiến những câu chuyện thực tế kể trên, tôi hiểu rằng việc làm rõ những kỳ vọng từ công ty đối với những nhân viên mới sẽ giúp khơi dậy được tinh thần thử thách “mong muốn được làm thử” trong họ.

3. Bước đầu cho sự phát triển khi đào tạo nhân viên

“Tóm lại” từ ngày mai hãy thực hiện ngay.

Như tôi đã chia sẻ ở phía trên, “phát triển là gì?”, “những điều kiện cần để phát triển”, “làm thế nào để phát triển khi làm việc tại công ty?”.

Với những đọc giả của email này, điều bạn có thể làm hoặc, có thể ứng dụng ngay bây giờ là việc thống nhất định nghĩa của “Phát triển” cho nhân viên .

Và bạn cũng có thể bắt đầu chia sẻ các vấn đề như khi đào tạo nhân viên “trong quá trình phát triển thì cần phải có áp lực”, “không nên ghét những áp lực vì nhờ những áp lực đó bạn mới có thể phát triển”. Khi nhân viên bước vào quá trình phát triển thì họ sẽ thích thú với áp lực và phát triển một cách tự nhiên. Hãy truyền đạt những điều này đến những nhân viên mà bạn đặt kỳ vọng và muốn đào tạo cho năm sau nhé!.